Bệnh thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, ngồi nhiều, ít vận động, làm việc với máy tính trong thời gian dài. Người bệnh cần sớm nhận viết các dấu hiệu của bệnh để có hướng điều trị sớm và kịp thời mới đem lại hiệu quả.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống cổ. Bệnh lý bắt đầu bằng hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, hư tổn sụn và xương dưới sụn, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Đây cũng là một căn bệnh người làm văn phòng thường mắc phải.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ có triệu chứng rất đa dạng, người bệnh có thể nhận thấy những biểu hiện cơ bản của bệnh như sau:
Trong giai đoạn đầu là khởi phát đột ngột, bệnh ở thể cấp tính thì có biểu hiện: chấn thương xuất hiện rất nhanh, đau sau khi làm việc lâu với 1 tư thế, ngồi máy tính. Lúc này, người bệnh có cảm giác cứng cơ, cử động khớp cổ khó khăn, cơn đau từ cổ sau đó đau lan xuống vai, cánh tay.
Đau mãn tính (sau nhiều năm): Thường lúc này, cơn đau trở nên âm ỉ, lâu dài rất khó chịu. Cổ có thể bị vẹo hoặc cứng, khó khăn khi vận động, thực hiện các động tác cúi, xoay cột sống cổ, hoặc nhìn ra sau rất khó khăn – bệnh nhân lúc nào cũng nhăn nhó.
Nếu tình trạng bệnh nặng và không được chữa trị, ngăn chặn kịp thời, cơn đau có thể lan xuống cánh tay (ban đầu 1 bên cánh tay, lan xuống các ngón tay và dần dần sẽ là 2 cánh tay), thậm chí không những tê tay mà yếu cả cánh tay, mất cảm giác ngón tay, bàn tay nắm không chắc.
Khi bệnh đã tiến triển mạnh, bệnh nhân thường thấy xuất hiện những cơn đau ở cổ, cổ gáy cảm thấy nhức đầu nhất là vùng chẩm, xung quanh hốc mắt . Nặng hơn là người người bệnh có cảm giác như bị điện giật, tê bì, dị cảm, mất cảm giác, teo cơ, yếu liệt do các rễ thần kinh bị chèn ép nhiề.
Với trường hợp bị tổn thương ở các đốt sống C1, C2,C4 người bệnh có cảm giác chóng mặt, ngất.. do thiếu máu đưa lên não.
Biểu hiện thường gặp nhất lúc khởi phát ban đầu thường là người bệnh cảm thất các động tác cổ bị vướng và đau, thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên.
Người bình thường có thể phát hiện bị thoái hóa cột sống cổ ở những trường hợp cụ thể như: khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến đốt sống cổ bị đau, khó vận động. Hoặc ngồi làm việc trong một tư thế quá lâu, hay nằm ngủ trong một tư thế cả đêm và bị cứng cổ sáng hôm sau. Khi bị cứng cổ không tự đi lại được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Người bệnh có thể bị đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải.
![Các dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa đốt sông cổ Các dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa đốt sông cổ]()
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ ở dân văn phòng
Thoái hóa đốt sống cổ là tổn thương cơ bản của cột sống, các sụn khớp và các đĩa đệm ở cột sống bị tổn thương làm cho cột sống mất đi đường cong tự nhiên vốn có, thoái hóa là quy luật tự nhiên. Nguyên nhân gây bệnh cũng khá đa dạng và có nhiều nguyên do khác nhau. Vói từng từng trường hợp thì lại có nguyên nhân cụ thể khác nhau.
Thông thường, người có nguy cơ cao mắc bệnh này là những người thường xuyên phải mang vác nặng, tạo áp lực trên cổ, đầu như cửu vạn, người phải cúi nhiều như thợ cấy. Hoặc những người phải làm việc lâu trong một tư thế như nha sĩ… Đặc biệt phải kể tới những người làm việc văn phòng.
Người làm việc văn phòng tuy công việc trông có vẻ nhẹ nhàng, không phải mang vác nặng nhưng tính chất công việc khiến họ phải ngồi lâu, ít vận động, ít di chuyển. Làm việc với màn hình máy tính trong thời gian dài mà không để ý việc sắp xếp khoảng cách hợp lý, không biết chọn loại ghế ngồi làm việc văn phòng đúng chuẩn. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính đó là tư thế ngồi không đúng. Bàn làm việc quá cao hay quá thấp so với ghế ngồi, ngồi còng lưng, ngồi ngửa mặt hoặc cúi mặt rồi tập trung làm việc mà quên mất tư thế sai của mình. Điều đó diễn ra hàng ngày năm này qua năm khác khiến cột sống cổ bị chèn ép, kéo căng, lâu dần không giữ được độ dẻo dai, thậm chí là bị tổn thương, dẫn đến thoái hóa.
Nếu bệnh nhân không được chuẩn đoán sớm, điều trị, ngăn chặn kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị thoát bị đĩa đệm đốt sống cổ. Người bệnh sẽ có thể khá khăn trong đi lại, vận động, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi thậm chí là có thể bị liệt tứ chi hoặc liệt tay một bên (bên bị chèn ép dây thần kinh).
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể xem tại Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống cổ.
Làm thế nào nếu bị thoái hóa cột sống cổ?
Khi phát hiện có những dấu hiệu như trên thì việc cần làm đầu tiên là thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh và điều trị sớm. Đây là bệnh lão hóa xương khớp nên các loại thuốc kháng viêm, giảm đau chỉ giúp giảm đau và giảm viêm nhất thời chứ không thể trị dứt bệnh. Theo đó, làm chậm quá trình thoái hóa mới là cách điều trị lâu dài cho loại bệnh này.
Để ức chế khả năng lão hóa xương khớp, người bệnh cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ trong điều trị bệnh. Tăng cường vận động, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, trái cây, rau xanh để cung cấp các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, lấy lại sự dẻo dai.
Đối với người làm việc trong văn phòng, tốt nhất là hãy chọn cho mình ghế ngồi làm việc văn phòng đúng chuẩn để ngồi làm việc không bị mỏi. Điều này hỗ trợ đắc lực cho việc phòng ngừa và làm chậm quá trình lão hóa xương khớp ở người bệnh.
![Những mẫu ghế ngồi tốt cho sức khỏe]()
Chọn loại ghế văn phòng phù hợp giúp bạn có tư thế ngồi đúng, vững chắc, không chỉ hỗ trợ làm chậm sự phát triển của bệnh thoái hóa cột sống cổ mà còn giúp phòng ngừa những bệnh xương khớp khác.