Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ rất thường gặp với những người phải làm việc lâu trong một tư thế. Vì vậy, do điều kiện làm việc nên dân văn phòng là những người dễ gặp phải bệnh này. Để hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì việc lựa chọn một chiếc ghế văn phòng phù hợp là yếu tố được quan tâm hàng đầu.
Trong bài Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, chúng tôi đã đưa ra những lời khuyên giúp bạn điều trị căn bệnh. Trong bài viết này, mời bạn tham khảo thêm một số cách khắc phục bệnh với ghế xoay văn phòng nhé. Những thông tin mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
1. Dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
2. Tác hại của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
3. Tư thế ngồi làm việc chuẩn cho người bị bênh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
4. Lựa chọn ghế văn phòng cho người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Nhóm bệnh lý rễ (chèn ép và thương tổn ở ngoại biên)
– Người bệnh khi mắc bệnh thuộc nhóm này sẽ có cảm giác đau nhức và tê bì các cơ vùng cổ và tay. Lúc này khả năng vận động của tay sẽ bị hạn chế do những cơn đau vùng vai gáy lan tỏa xuống 2 cánh tay. Cơn đâu có thể lan ra đầu gây đau đầu, tê nhức, toát mồ hội, mơ hồ. Một số trường hợp còn bị đau tức một bên ngực, vùng giữa cột sống và bả vai.
– Người bệnh còn có triệu chứng rối loạn cảm giác khi cầm nắm các đồ vật. Một số trường hợp khác có thể bị tê bì dần dần, tê châm chích hay đau cháy.
Nhóm bệnh lý tủy (chèn ép và thương tổn ở trung ương)
– Dấu hiệu điển hình của nhóm bệnh này là tê và yếu liệt cổ vùng tay và chân. Cơ thể khó hoạt động, đi lại bình thường, kèm theo các triệu chứng khác như khó tiêu, táo bón, khó thở.
– Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khó leo lên bậc cầu thang, đạp xe vì khi vận động sẽ khiến cơ thể mệt mỏi rã rời, dễ bị vấp ngã, rớt dép, khó điều khiển chân tay…
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân do ngồi lâu trong một tư thế trong thời gian dài. Vậy nên, người làm việc văn phòng là những đối tượng thường mắc bệnh này. Tư thế ngồi hoặc chọn ghế văn phòng làm việc không phù hợp cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh. Thậm chí là làm đảo lộn cuộc sống hàng ngày. Với những người thường xuyên phải di chuyển thì nếu bệnh nặng có thể phải nghỉ việc.
Còn riêng với những người làm việc văn phòng, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khiến việc ngồi và làm việc rất khó khăn. Nếu nhẹ thì có thể làm hạn chế khả năng làm việc. Còn nặng thì khiến tê bì chân tay, người bệnh nếu cố gắng làm việc cũng không thể hiệu quả bởi chân tay không thể hoạt động theo ý muốn. Ngồi làm việc rất mỏi mệt.
Để hiểu rõ hơn những tác động mà bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể gây ra, bạn có thể xem thêm bài viết Tác hại của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
![Người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần có tư thế ngồi đúng khi làm việc]()
Người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần có tư thế ngồi đúng khi làm việc
Khi ngồi trong một thời gian dài, bạn sẽ có xu hướng thõng vai, gù lưng, hoặc ngửa cổ, cúi xuống trong thời gian lâu mà bạn không thể ý. Tư thế này sẽ kéo căng dây chằng cột sống và nó sẽ ảnh hưởng đến đĩa đệm. Vì vậy, bạn cần chú ý đến tư thế ngồi để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:
- Điều chỉnh chiều cao của ghế phù hợp với bàn làm việc
Ghế văn phòng thường có khả năng tăng chỉnh độ cao nên bạn cần điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp với chiều cao của bàn làm việc và phù hợp với chiều cao cơ thể của bạn. Điều chỉnh hợp lý sẽ giúp bạn có tư thế ngồi đúng, thoải mái khi làm việc.
- Chân để thoải mái
Nên đặt 1 chiếc ghế thấp hoặc 1 vật gì đó kê chân để đầu gối của bạn cao hơn hông. Tư thế này giúp làm giảm áp lực lên cột sống thắt lưng. Tránh bắt chéo chân, khoanh chân lên ghế bởi hành động này sẽ làm ảnh hưởng đến cột sống của bạn.
- Đặt màn hình máy tính ở khoảng cách hợp lý
Khoảng cách từ ghế ngồi đến màn hình máy tính phải phù hợp với người ngồi làm việc. Tránh để màn hình máy tính quá cao, quá xa hay quá thấp so với mắt người ngồi làm việc khiến bạn phải uốn cong người, nâng cao cổ để hình, hành động này sẽ gây ảnh hưởng đến phần cột sống cổ và lưng.
![Dân văn phòng cần lưu ý những nguyên tắc sắp xếp nơi làm việc hợp lý]()
Dân văn phòng cần lưu ý những nguyên tắc sắp xếp nơi làm việc hợp lý
Ghế ngồi làm việc có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe người ngồi. Một chiếc ghế tốt sẽ giúp người ngồi làm việc cảm giác thoải mái, làm việc hiệu quả. Chọn ghế văn phòng hợp lý cũng giúp người ngồi tự điều chỉnh được tư thế ngồi đúng, tránh được các bệnh về cột sống, thị lực đặc biệt là phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Với những người đã có dấu hiệu về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì cũng cần điều chỉnh lại tư thế ngồi làm việc. Với dân văn phòng, tư thế ngồi đúng là là yếu tố hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị bệnh, ít nhất là không làm cho bệnh tiến triển nặng thêm.
![Dân văn phòng cần lưu ý những nguyên tắc sắp xếp nơi làm việc hợp lý]()
Lựa chọn ghế văn phòng phù hợp giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Chọn ghế văn phòng giúp phòng và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ theo các yếu tố sau:
- Ghế có thể tăng chỉnh độ cao: Thông thường, bàn làm việc văn phòng là cố định chiều cao không thể thay đổi được. Bạn chỉ có thể chủ động thay đổi chiều cao của ghế ngồi cho phù hợp với chiều cao cơ thể của mình. Vậy nên một chiếc ghế có thể tăng chỉnh độ cao là lựa chọn tốt nhất cho bạn lúc này.
- Ghế có tựa lưng thẳng: Tựa lưng thẳng giúp bạn định hình tư thế ngồi làm việc đúng, tránh việc ngồi xiêu vẹo không đúng tư thế khiến bệnh thêm trầm trọng hơn.
- Ghế có độ xoay, độ nghiêng: Ghế văn phòng có thể xoay là lựa chọn tốt cho bạn. Ghế xoay giúp bạn chủ động trong quá trình làm việc, tránh phải xoay nghiêng quá nhiều lần hoặc quá bất ngờ, hạn chế xoắn vặn cột sống, giảm thiểu sức ép cột sống của bạn.
- Ghế văn phòng cần có độ êm vừa phải: Ghế lót đệm êm ái vừa phải giúp người ngồi làm việc cảm giác thoải mái, không bị mỏi lưng, đỡ mệt mỏi hơn khi phải làm việc trong thời gian dài.
Xem ngay những mẫu ghế văn phòng tốt cho sức khỏe