Với mỗi loại nội thất hoặc môi trường sử dụng khác nhau mà người thiết kế sử dụng loại gỗ công nghiệp có độ dày khác nhau. Đặc biệt, trong chế tạo nội thất văn phòng như bàn ghế, tủ hồ sơ thì độ dày gỗ công nghiệp có vai trò quyết định đến chất lượng và mẫu mã của sản phẩm.
Đặc điểm kết cấu và độ dày của các loại gỗ công nghiệp hiện nay
1. Gỗ công nghiệp MDF
Có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên. Các loại gỗ có thời gian sinh trưởng ngắn được nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo qui cách thành từng tấm với kích thước tùy theo yêu cầu. Chất liệu gỗ này có nhiều ưu điểm như: kông nứt, không co ngót, ít mối mọt, dễ gia công. Tuy nhiên, loại gỗ này tương đối mềm, chịu lực yếu.
Trong thiết kế nội thất văn phòng, gỗ MDF cũng là vật liệu phổ biến chế tạo những đồ nội thất như: bàn làm việc, tủ hồ sơ... Nhưng loại vật liệu này chịu lực tương đối nên thường chỉ dùng để thiết kế những loại tủ hồ sơ kích thước nhỏ, có kèm theo khung thép hoặc khung nhôm.
Loại gỗ MDF có loại chịu nước tốt, có lõi màu xanh lá hơi lá cây. Loại này thường có giá thành cao hơn loại thường. Bề mặt thường được phủ melamine hoặc verneer đẹp mắt, có khả năng chống bám bụi tốt.
Gỗ MDF thường có các loại được chế tạo với độ dày khác nhau như: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm. Tùy mục đích sử dụng của sản phẩm được chế tạo màu người thiết kế lựa chọn tấm gỗ có độ dày thích hợp. Ván gỗ có độ dày càng lớn thì độ bèn càng cao, càng tăng cường khả năng chịu lực.
Gỗ MDF loại thường có khả năng chống nước kém nên cần tránh đặt đồ nội thất bằng loại gỗ này ở những nơi ẩm thấp.
![Độ dày gỗ công nghiệp MDF Độ dày gỗ công nghiệp MDF]()
Độ dày gỗ công nghiệp MDF
2. Gỗ ván dăm okal
Gỗ này được hình thành theo quy trình: Gỗ tự nhiên xay thành dăm, trộn với keo chuyên dụng và ép thành tấm. Bề mặt được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer ...
Gỗ này có ưu điểm như: không bị ngót, co khi thời tiết thay đổi, chống mối mọt, chịu lực vừa phải. Bề mặt bóng, phẳng mịn có tính thẩm mỹ cao, dễ lau chùi vệ sinh khi bám bẩn. Gỗ okal loại thường có khả năng chịu ẩm kém, các cạnh dễ bị sứt mẻ, thường dùng trong chế tạo nội thất văn phòng. Còn loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh dùng cho những khu vực có độ ẩm lớn.
Trên thị trường, ta thường gặp những sản phẩm được làm bằng gỗ okal như: bàn làm việc văn phòng, tủ hồ sơ với thiết kế đơn giản nhưng yêu cầu bề mặt lớn.
Gỗ okal có các độ dày thông dụng như: 9mm, 12mm, 18mm, 25mm. Độ chịu lực tỷ lệ thuận với độ dày của gỗ. Gỗ thường được sơn phủ bề mặt bóng và chống ẩm để tăng độ bền của sản phẩm.
![Độ dày gỗ ván dăm okal Độ dày gỗ ván dăm okal]()
Độ dày gỗ ván dăm okal
3. Gỗ dán plywood
Gỗ dán plywood có cấu tạo bằng nhiều lớp gỗ mỏng ~1mm ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng. Nhờ cấu tọa bằng nhiều lớp gỗ chồng nên có khả năng chịu lực cao, chống mối mọt tốt, không lo bị nứt hay cong vênh, co ngót khi gia công chế tạo và sử dụng.
Gỗ plywood có nhiều loại: gỗ dán thường, gỗ dán chịu nước phủ keo, phủ phim. Tuy nhiên, bề mặt loại gỗ này thường không phẳng nhẵn. thường được dùng để thiết kế phần thô đồ nội thất gia đình, văn phòng, quảng cáo, làm lõi cho bề mặt veneer. Loại chịu nước được dùng làm copha, gia cố ngoài trời...
Gỗ dán plywood có độ dày phổ biến là: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm.
![Độ dày gỗ dán plywood Độ dày gỗ dán plywood]()
Độ dày gỗ dán plywood
4. Gỗ công nghiệp HDF
Loại gỗ HDF được làm từ bột ngỗ nghiền mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường với độ ép rất cao tọa thành từng tấm với kích thước khác nhau, tùy nhu cầu sử dụng. Loại gỗ này có nhiều ưu điểm: độ cứng lớn, chịu nước tốt, chịu nhiệt tốt, không dễ nứt, vỡ...
Gỗ thường được phủ bề mặt verneer hoặc melamin bóng, mịn, bảng màu đa dạng phong phú nên đây là vật liệu phổ biến dùng để chế tạo đồ nội thất văn phòng. Rất thường gặp những sản phẩm như bàn làm việc, tủ hồ sơ Hòa Phát. Đặc biệt, loại gỗ này có khả năng chịu lực cao nên thường được dùng để chế tạo tủ hồ sơ với kích thước lớn, dùng trong các văn phòng doanh nghiệp quy mô. Bề mặt gỗ chống trầy xước tốt, có tính thẩm mỹ cao nên được ưa thích dùng cho nội thất văn phòng.
Gỗ HDF có độ dày phổ biến là: 3mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm. Gỗ có độ dày càng lớn thì độ chịu lực càng cao. Nên loại vật liệu này còn dược dùng làm ván sàn nội thất cần bề mặt lớn.
![Độ dày gỗ công nghiệp HDF Độ dày gỗ công nghiệp HDF]()
Độ dày gỗ công nghiệp HDF
Là chất liệu nhân tạo nên độ dày của gỗ có thể được lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng. Trong thiết kế nội thất văn phòng, đặc biệt là chế tạo tủ hồ sơ, độ dày của gỗ công nghiệp đóng vai trò quyết định đến độc chịu lực của sản phẩm. Vì vậy, trong quá trình chế tạo, người thiết kế thường chọn loại vật liệu có độ dày lớn dành cho những sản phẩm yêu cầu về độ chịu lực cao mà không bị võng hay cong vênh theo thời gian dài sử dụng.
>>>Xem thêm: Độ dày các loại gỗ công nghiệp dùng phổ biến hiện nay