Ghế xoay lưới giờ đây đã trở thành một món đồ nội thất không thể thiếu trong những văn phòng theo phong cách hiện đại. Không chỉ sở hữu nhiều ưu điểm như thoáng mát, đa dạng màu sắc…, ghế xoay lưới còn rất gọn nhẹ và có nhiều mẫu mã ấn tượng. Cùng tham khảo cách sử dụng và bảo quản ghế xoay lưới sao cho bền và hiệu quả nhé.
Cũng như các loại ghế xoay văn phòng khác, về cơ bản các mẫu sản phẩm ghế xoay lưới đều có cấu tạo bao gồm:
- Khung ghế.
- Chân sao.
- Đệm ngồi và lưng tựa.
- Tay vịn.
- Bộ piston điều khiển.
- Bát ghế (mâm ghế).
Ghế xoay thường có 2 cần (tay) gạt dưới chỗ ngồi, trong đó tay gạt bên phải dùng để điều chỉnh độ cao thấp của ghế và tay gạt bên trái dùng để điều chỉnh độ ngả của tựa ghế.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua ghế văn phòng, bạn có thể tham khảo ngay các mẫu ghế xoay văn phòng Hòa Phát.
Sự ra đời của ghế xoay lưới là kết quả từ việc nghiên cứu kỹ về thói quen và những đặc trưng của người làm văn phòng. Khác với những loại ghế bọc da tuy mềm mại nhưng lại bí hơi, không thấm hút mồ hôi và khó vệ sinh, ghế xoay lưới được thiết kế với những đường cong uốn lượn cần thiết để tạo sự thoải mái tối đa cho người sử dụng.
Về cơ bản cấu tạo của các loại ghế xoay lưới đều khá giống nhau, điểm khác biệt thường nằm ở phần thiết kế hình dáng theo từng phong cách, và cấu tạo ở phần mâm ghế (hay còn gọi là bát ghế). Các loại ghế xoay lưới hiện nay phần lớn sử dụng mâm 305 với cơ chế ngả tựa lưng bằng cơ cấu Cóc. Vì thế phần lưng tựa chỉ có thể ngả ra theo một góc nhất định. Hầu hết các ghế sẽ có 2 cần (tay) gạt dưới chỗ ngồi với chức năng khác nhau.

Tay gạt bên phải: có tác dụng điều chỉnh chiều cao của ghế. Bạn chỉ cần ngồi lên ghế, dùng tay kéo cần gạt lên phía trên, ghế sẽ tự động hạ xuống. Khi đến độ cao phù hợp, bạn thả tay ra thì ghế sẽ tự cố định lại. Khi cần giảm độ cao ghế, bạn chỉ cần kéo cần gạt lên trên ghế cũng sẽ tự cố định.
Tay gạt bên trái: dùng để điều chỉnh độ ngả của lưng ghế. Tay gạt này không theo chiều lên xuống mà gạt ngang về phía đầu đệm hoặc gạt về phía đuôi đệm. Khi bạn gạt tay về phía đầu đệm, ghế tựa sẽ tạo với mặt đệm một góc 870 độ, nếu muốn hãm tựa lại, bạn lại gạt về hướng ngược lại. Khi nghỉ ngơi, bạn chỉ cần ngồi cân đối trên ghế, tay gạt lúc này ở vị trí đầu đệm, 2 tay nên để ở tay vịn ghế. Khi ngả lưng vào ghế nên ngả dần đến khi thoải mái. Muốn hãm tựa góc nào thì gạt tay về phía đuôi đệm. Kết thúc giờ nghỉ ngơi, bạn chỉ cần gạt cần lại về phía đều đệm, lựa tựa ngả sâu hơn một chút thì chiếc ghế sẽ tự động trở lại góc độ ngồi làm việc.
- Không nên dùng lực quá lớn khi ngả trên lưng tựa, không nên ngả quá đột ngột hoặc ngả nhanh khi ghế đang ở vị trí cao nhất, tư thế này sẽ rất dễ gây hiện tượng lật ghế và khiến bạn bị ngã.
- Không được ngồi lên tay ghế để tránh tình trạng gãy tay ghế hoặc lật ghế. Ghế xoay lưới thường có tay vịn bằng nhựa khá yếu.
- Ngồi lên ghế một cách nhẹ nháng, không nên ngồi thả lỏng (tự do) đột ngột nhằm tránh gây lực mạnh bất ngờ lên đệm ghế, dễ dẫn đến biến dạng ghế hoặc khiến ghế bị trượt, kết quả là bạn sẽ bị ngã.
- Các loại ghế: ghế xoay nhân viên, ghế lưới nhân viên, ghế trẻ em… đều phải được ngồi đúng tư thế, không co chân lên đệm ghế, không đẩy ghế ra sau để vừa bảo vệ cột sống, vừa giúp ghế có tuổi thọ lâu bền hơn, chống biến dạng và hỏng tựa lưng.
- Không để hệ thống đàn hồi trên ghế (nằm ở mâm ghế) bị lỏng quá mức, khiến cho tựa ghế bị lỏng lẻo, dễ rơi trong quá trình sử dụng.

- Theo định kỳ, mỗi tuần bạn nên làm sạch bụi một lần, chú ý làm sạch bụi bám ở các sợi vải lưới.
- Nếu chẳng may ghế bị dính bẩn, bạn có thể dùng khăn sạch thấm nước để lau. Nên lau từ xung quanh vết bẩn vào bên trong để tránh để lại vết trên bề mặt.
- Tất cả những phần lưng tựa, đệm ngồi bọc lưới đều nên giặt khô, không được giặt nước và tuyệt đối không được tẩy trắng.
Cuối cùng, để ghế xoay bọc lưới giữ được độ bền và đẹp, bạn nên tránh ngồi lên ghế khi trên người có mồ hôi, nước hoặc bụi đất…
Tham khảo thêm: